5 6 / 2024

CÁC CHIẾN LƯỢC ĐIỀU CHỈNH MỨC GIÁ SẢN PHẨM CƠ BẢN

CÁC CHIẾN LƯỢC ĐIỀU CHỈNH MỨC GIÁ SẢN PHẨM CƠ BẢN

1. CHIẾT GIÁ VÀ BỚT GIÁ

Để khuyến khích khách hàng trong việc mua và thanh toán, các doanh nghiệp có thể điều chỉnh mức giá cơ bản của mình và được gọi là hình thức chiết giá và bớt giá

- Chiết giá cho số lượng mua lớn

- Chiết khấu chức năng (chiết khấu thương mại): Là loại chiết khấu giá sản xuất áp dụng cho các thành viên trong kênh phân phối

- Chiết khấu thời vụ

- Chiết giá khuyến khích thanh toán bằng tiền mặt và thanh toán nhanh

- Bớt giá: Là một dạng giảm giá so với biểu giá đã quy định. Nó được áp dụng cho các trường hợp: “bán lại hàng cũ, mua hàng mới”, bớt giá để giải phóng hàng chậm luân chuyển; thưởng cho những đại lý tham gia vào các chương trình hỗ trợ tiêu thụ …

 

2. ĐỊNH GIÁ KHUYẾN MẠI

Là hình thức điều chỉnh giá tạm thời (được thực hiện trong một thời gian nhất định) nhằm mục đích hỗ trợ cho các hoạt động xúc tiến bán hàng. Có một số hình thức định giá khuyến mại phổ biến như:

- Định giá lỗ để lôi kéo khách hàng

- Định giá cho những đợt bán hàng đặc biệt

- Giá trả góp

- Bán hàng theo phiếu mua hàng

- Chiết giá về tâm lý

 

3. ĐỊNH GIÁ PHÂN BIỆT

Các doanh nghiệp điều chỉnh mức giá cơ bản để phù hợp với những điều kiện khác biệt của khách hàng, của sản phẩm hoặc của những yếu tố khác chứ không phải vì chi phí.

Khi áp dụng giá phân biệt, doanh nghiệp sẽ bán những sản phẩm cùng loại với những mức giá khác nhau cho các khách hàng khác nhau

Một số hình thức định giá phân biệt:

- Định giá theo khách hàng

- Định giá theo địa điểm

- Định giá theo hình ảnh

- Định giá lúc cao điểm, thấp điểm

 

4. THAY ĐỔI GIÁ

4.1. Chủ động cắt giảm giá

Các doanh nghiệp buộc phải cắt giảm giá của mình khi đối mặt với những tình huống sau:

- Dư thừa năng lực sản xuất

- Tỷ phần thị trường giảm sút

- Khống chế thị trường bằng việc bán hạ giá

 

4.2. Chủ động tăng giá

Do nạn “lạm phát chi phí”; Ổn định lợi nhuận. Do cầu tăng quá mức cung; Gia tăng lợi nhuận… doanh nghiệp chủ động tăng giá. Tuy phải đối diện với rủi ro nhưng nếu thành công nó sẽ đem lại cho doanh nghiệp phần ổn định hoặc gia tăng về lợi nhuận

 

4.3. Đối phó lại việc thay đổi giá của đối thủ cạnh tranh (Lựa chọn các phản ứng về giá cạnh tranh)

Tùy thuộc vào hoàn cảnh cụ thể mà doanh nghiệp có thể lựa chọn một số phương án sau:

- Giảm giá bán sản phẩm thấp hơn đối thủ cạnh tranh

- Giữ nguyên giá, thúc đẩy các hoạt động khác của Marketing – mix

- Nâng giá cùng cải tiến chất lượng, mẫu mã sản phẩm…

In Nguyễn Lê tổng hợp -