29 3 / 2024

CHIẾN LƯỢC MARKETING PHÂN BIỆT

CHIẾN LƯỢC MARKETING PHÂN BIỆT

- Cách thức thực hiện: Khi áp dụng chiến lược này, doanh nghiệp quyết định tham gia nhiều đoạn thị trường và áp dụng những chương trình marketing riêng biệt cho từng đoạn thị trường. Thay vì cung cứng một loại sản phẩm, áp dụng một chương trình marketing cho tất cả mọi khách hàng, doanh nghiệp cung ứng những sản phẩm khác nhau, với nhiều mức giá bán, nhiều kiểu xúc tiến cho từng nhóm khách hàng.

Nguyên tắc chung của chiến lược này: “giảm phân đoạn” hoặc “mở rộng phần cơ bản” để tiêu thụ một khối lượng lớn hơn cho mỗi loại nhãn hiệu, sao cho tốc độ tăng của chi phí thấp hơn tốc độ tăng của doanh thu.

- Ưu điểm: Đáp ứng được nhu cầu và ước muốn đa dạng của thị trường. Bằng việc đa dạng hóa sản phẩm và các nỗ lực marketing, doanh nghiệp có khả năng gia tăng doanh số và xâm nhập sâu hơn vào nhiều đoạn thị trường.

- Nhược điểm:

+ Doanh nghiệp phải đối phó với sự gia tăng về chi phí bỏ ra trong sản xuất và thương mại. Đặc biệt là những chi phí cải tiến sản phẩm, sản xuất, lưu kho, hoạt động marketing (quảng cáo, nghiên cứu thị trường, …)

+ Doanh nghiệp khó đưa ra được kết luận về khả năng sinh lời. Vấn đề xảy ra khi áp dụng chiến lược này là doanh nghiệp phải cân đối được số đoạn thị trường và quy mô của từng đoạn. Việc chọn số lượng đoạn quá lớn dẫn đến phải cung ứng quá nhiều mặt hàng cho quy mô của từng đoạn thị trường quá nhỏ, thường không hiệu quả.

Chiến lược này áp dụng phổ biến ở những doanh nghiệp lựa chọn thị trường mục tiêu theo hướng chuyên môn hóa sản phẩm, chuyên môn hóa thị trường hoặc bao phủ thị trường, và khi sản phẩm đang ở giai đoạn bão hòa của chu kỳ sống.

- In Nguyễn Lê tổng hợp -