5 6 / 2024

CHỨC NĂNG CỦA PHÂN PHỐI LÀ GÌ?

CHỨC NĂNG CỦA PHÂN PHỐI LÀ GÌ?

Chức năng của phân phối là những tác động khách quan vốn có, xuất phát từ bản chất của hoạt động lưu thông, vận động hàng hóa từ nơi sản xuất đến nơi tiêu dùng.

 

- THAY ĐỔI QUYỀN SỞ HỮU SẢN PHẨM.

Trong kinh doanh người sản xuất tạo ra sản phẩm hàng hóa nhằm mục đích để bán. Người tiêu dùng muốn thỏa mãn nhu cầu của mình cần phải mua. Để tiêu thụ được hàng hóa do mình sản xuất ra, các doanh nghiệp có thể trực tiếp thực hiện việc phân phối đến tận tay người tiêu dùng cuối cùng. Tuy nhiên quá trình phân công lao động thường tách rời hai hoạt động sản xuất và tiêu thụ. Nhiệm vụ bán hàng được giao cho những trung gian phân phối đó là những người bán buôn, bán lẻ và các đại lý.

Vì vậy, quá trình phân phối chính là quá trình chuyển giao một cách tuần tự quyền sở hữu sản phẩm từ người sản xuất qua các khâu trung gian và đến người tiêu dùng cuối cùng.

 

- VẬN ĐỘNG DI CHUYỂN HÀNG HÓA.

Vận động di chuyển hàng hóa là chức năng quan trọng nhất của phân phối. Quá trình vận động di chuyển hàng hóa được thực hiện thông qua hàng loạt các dịch vụ phân phối chủ yếu như: dự trữ, lưu kho, vận chuyển, bốc xếp, đóng gói và bán hàng. Để quá trình vận động di chuyển hàng hóa được diễn ra thông suốt cần thiết phải có những phương tiện vận chuyển thích hợp với đặc điểm của từng loại hàng hóa.

 

- CHỨC NĂNG THÔNG TIN HAI CHIỀU.

Quá trình phân phối vận động hàng hóa đồng thời là quá trình truyền tải các thông tin nhằm duy trì mối quan hệ giữa nhà sản xuất với khách hàng. Quá trình truyền tải thông tin này được thực hiện qua hai chiều. Một mặt thông qua các phần tử trung gian và hoạt động của họ nhà sản xuất tiến hành với khách hàng về sản phẩm của doanh nghiệp và hoạt động của mình nhằm khuyến khích việc tiêu thụ. Mặt khác cũng qua các phần tử trung gian cộng với hoạt động của mình, nhà sản xuất nắm bắt được nhu cầu, thị hiếu và tâm lý tiêu dùng của khách hàng ở các vùng thị trường khác nhau.

Chức năng này đòi hỏi cần phải thiết lập và duy trì tốt mối quan hệ giữa người sản xuất với người thực hiện chức năng phân phối. Trong trường hợp mối quan hệ này bị gián đoạn có nghĩa là nhà sản xuất bị cách ly và gián đoạn với thị trường. Điều đó dẫn đến sự sai lệch trong việc ra quyết định phân phối và do đó sẽ là nguyên nhân làm rối loạn các kênh phân phối trong lưu thông hàng hóa.

 

SAN SẺ CÁC RỦI RO TRONG KINH DOANH.

Trong trường hợp các nhà sản xuất đảm nhiệm luôn việc tiêu thụ các hàng hóa do mình sản xuất ra thì khả năng rủi ro trong kinh doanh sẽ cao hơn. Nếu nhiệm vụ này được giao cho các phân tử trung gian phân phối. Nguyên nhân cơ bản là do trình độ chuyên môn hóa trong hoạt động kinh doanh thấp, việc nắm vững thị trường phản ứng linh hoạt với thị trường cũng như nghệ thuật bán hàng của nhà sản xuất thường kém hơn các nhà bán buôn, bán lẻ và đại lý.

Cùng với chức năng chuyển giao quyền sở hữu sản phẩm qua các khâu phân phối, nhà sản xuất phải san sẻ lợi nhuận của mình của kinh doanh cho các nhà phân phối. Đồng thời, những người phân phối sẽ cùng nhà sản xuất san sẻ rủi ro trong kinh doanh, cùng với nghĩa vụ thúc đẩy tiêu thụ. Điều đó còn giúp cho các nhà sản xuất tránh được tình trạng ứ đọng vốn.

In Nguyễn Lê tổng hợp -