24 12 / 2022

VẢI SATIN LÀ GÌ?

VẢI SATIN LÀ GÌ?

Satin một tên gọi khá lạ lẫm với nhưng ai không biết về thời trang. Đây là tên gọi từ một loại vải thuộc dòng vải cao cấp hiện nay. Nó được ứng dụng khá rộng rãi trong nội thất hay trang phục cao cấp quý tộc trên thị trường từ thế kỉ XII. Vậy Vải Satin Là Gì? Giá Bao Nhiêu? Ưu Điểm & Ứng Dụng của chúng có gì nổi bật. Cùng xưởng may Nguyễn Lê tìm hiểu về loại vải này nhé!

1, VẢI SATIN LÀ GÌ?

Vải satin được tạo ra bằng việc áp dụng kỹ thuật dệt vân đoạn. Hình thức đan xen giữa các sợi ngang và sợi dọc giúp chúng có thể gắn kết chặt chẽ với nhau nhất. Vải có đặc trưng bởi màu sắc óng ánh tự nhiên và bề mặt vải bóng bẩy, mịn màng. Là một loại vải có chất lượng rất tốt trong thị trường các loại vải và chúng còn có đặc tính không dễ bám bụi.

Vải satin có thể dệt từ rất nhiều loại sợi khác nhau như: sợi tơ tằm, sợi cotton, các loại sợi tổng hợp: sợi polyester, sợi viscose…

2, TIỂU SỬ CỦA VẢI SATIN

Cái tên satin xuất hiện từ thời Trung Cổ khoảng 2000 năm trước tại Trung Quốc. Tên gọi của nó được xuất phát từ tên thành phố cảng Tuyền Châu của Trung Quốc bằng tiếng Ả Rập “Zaitun. Do giai đoạn đó việc trồng dâu nuôi tầm khá là phổ biến nên vải satin cũng được các phụ nữ nông thôn dệt bằng các sợi tơ tằm đó. Lúc đầu Trung Quốc giữ bí mật rất kĩ về phương pháp may loại vải này.  Nhưng sau này chúng vẫn bị tiết lộ ra các nước lân cận trong quá trình vận chuyển.

Vào giai đoạn thế kỉ XII, Italy là quốc gia đầu tiên sản xuất loại vải này. Đến thế kỉ XIV, loại vải này bắt đầu phổ biến khắp Châu Âu. Nhưng chúng chỉ được sử dụng để may tư trang và trang phục cho các giới quý tộc, thượng lưu vì mức giá vô cùng đắt đỏ trên thị trường.

Đến những năm 1970, vải satin đã trở thành loại vải được sử dụng một cách rộng rãi trong ngành may mặc, đồ đạc và giường ngủ trên thế giới.

3, ƯU ĐIỂM VÀ NHƯỢC ĐIỂM CỦA VẢI SATIN

Ưu điểm:

Có độ bóng và tính thẩm mỹ cao.

Là mặt hàng chất lượng cao.

Đa năng, sử dụng để may được nhiều thứ.

Nhẹ, bề mặt mềm mịn.

Thoáng mát và thấm hút mồ hôi tốt vào mùa hè, giữ ấm cơ thể vào mùa đông.

Màu sắc đa dạng.

Nhược điểm:

Dễ xước và dễ rách bởi các vật nhọn và móng tay.

Bề mặt vải trơn nên khó may.

Khó giữ nếp.

Khâu giặt giũ, bảo quản vải cũng rất cầu kỳ, đặc biệt là satin tơ tằm.

Dễ bắt lửa.

Giá cả khá cao.

4, CÁC LOẠI VẢI SATIN

Vải Lụa Satin

Đây là loại vải được dệt từ sợi tơ tằm thượng hạng, bề mặt vải mịn màng, có độ óng ánh tự nhiên và độ bóng đẹp. Đồng thời, trọng lượng của lụa nhẹ, mượt mà, mát mẻ. Mang đến cho người dùng cảm giác vô cùng dễ chịu và thoải mái khi sử dụng.

Đặc biệt, loại vải này không gây ra hiện tượng tích điện vào mùa đông như các loại vải khác. Không chỉ thế những trang phục làm từ vải lụa satin còn tạo thêm sức quyến rũ, sang trọng cho người sử dụng. Để dệt được loại vải satin lụa chất lượng. Có tính ứng dụng cao người ta phải chắt lọc từ những sợi tơ tằm mềm mịn và mỏng nhất. Chính vì thế, vải satin lụa có giá thành rất đắt đỏ và chủ yếu được sử dụng để may các trang phục cao cấp.

Vải Cotton Satin

Hiện nay, loại vải này thường dùng chất vải của Hàn Quốc. Về bản chất thì giống như loại vải cotton truyền thống nhưng sự khác biệt của loại vải này. Là sử dụng kỹ thuật khâu và sản xuất của vải satin. Vì loại vải này được dệt từ sợi cotton nên giữ form dáng vải đứng tốt. Tuy nhiên mật độ của các sợi cotton ít hơn cho nên nó còn có tính năng hút ẩm tốt, thông thoáng, thích hợp để may các vật dụng như chăn, ga, gối, đệm.

Không chỉ thế bề mặt của cotton satin mịn, láng bóng và mượt. Mà vải cotton satiin còn không hề bị nhăn nhúm khi giặt giống như vải cotton truyền thống. Ngoài ra độ bền của vải cũng luôn được duy trì ở mức độ ổn định.

Vải Chiffon Satin

Đây là loại vải được kết hợp từ nhiều chất liệu tổng hợp khác nhau như Nylon, Poly, Satin. Loại vải này thường có đặc điểm là vô cùng mỏng nhẹ, không co giãn, không nhăn nhúm và có thể nhìn xuyên thấu được. Chính vì những đặc điểm này mà loại vải chiffon satin siêu thoáng mát thường. Được dùng để may đồ lót của nữ giới, áo dài và các loại váy đầm.

Ngoài ra còn có các loại vải như: Antique (thường may rèm cửa), Baronet (may vải trang trí, vải lót đệm), Duchess (may trang phục cô dâu), Monroe (may túi xách), Panne (may đầm dạ hội), Charmeuse, Lucent, Messaline, …

5, ỨNG DỤNG CỦA VẢI SATIN:

Lĩnh vực may mặc: quần áo, đầm dạ hội, đầm cô dâu, áo khoác, đồ ngủ, đồ lót, túi xách, khăn choàng.

Lĩnh vực nội thất: chăn, ga, gối, đệm, rèm cửa, vỏ bọc sofa, vỏ bọc đèn, thảm trải bàn,…

6, GIÁ VẢI SATIN:

Nơi bán các loại vải satin rất nhiều, bạn có thể tìm hiểu kĩ trước khi mua với nhiều mức giá khác nhau. Tùy vào nhu cầu sử dụng. Ngoài ra, đặc điểm riêng như sợi vải và màu sắc mà mức giá cũng có sự khác nhau.

7, BẢO QUẢN:

Đối với vải satin thì bạn nên giặt tay hoặc là giặt khô để giữ độ bền của vải tốt nhất.

Không sử dụng các chất tẩy rửa mạnh, không nên dùng tay vắt mạnh.

Vải satin bóng không chịu được nhiệt cao vì thế không nên phơi vải quá lâu dưới ánh nắng mặt trời hay dùng bàn ủi ở nhiệt độ cao.

Với những ưu điểm đặc trưng của mình, vải satin đã được ứng dụng rất phổ biến. Vì thế hy vọng rằng bài viết này sẽ cung cấp đủ các thông tin cho bạn. Sau bài viết này bạn có thể dễ dàng lựa chọn loại vải thích hợp, ưng ý với việc sử dụng của mình.

Các câu hỏi như “vải satin là gì”, “vải satin giá bao nhiêu?”, “vải satin bao nhiêu 1 mét?”, “vải satin dùng để làm gì?”, “bảo quản vải satin như thế nào?” bạn có thể tự tin trả lời được rồi. Chắc là qua bài viết này bạn cũng muốn sở hữu trang phục. Hoặc một món đồ dùng nào đó có giá trị thẩm mỹ cao. Từ chất liệu satin, hãy lựa chọn nơi bán uy tín nhé!