VẢI TENCEL LÀ GÌ?
VẢI TENCEL LÀ GÌ?
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều chất liệu vải khác nhau. Mỗi chất liệu đều sở hữu những đặc tính và phân loại riêng biệt. Điều này dẫn đến những sự nhầm lẫn trong việc so sánh và phân biệt các chất liệu vải. Bên cạnh đó, người dùng cũng gặp không ít rất khăn trong quá trình chọn cho mình một chất liệu phù hợp. Vậy nên, hôm nay mình sẽ giới thiệu đến các bạn một chất liệu vải khá phổ biến hiện nay. Cùng xưởng may Nguyễn Lê tìm hiểu về vải tencel nhé!
1. ĐỊNH NGHĨA CHUNG
Vải tencel hay còn được gọi là rayon hay lyocell, xuất hiện lần đầu trên thị trường vào năm 1972. đây là chất liệu được làm từ xenlulozo của các cây thuộc họ gỗ như: tre, bạch đàn… Tuy đã được đưa vào sử dụng từ rất lâu, nhưng chất liệu này lại không được biết đến rộng rãi như các loại vải khác.
1.1 Quy trình sản xuất vải tencel
Quy trình sản xuất vải tencel cũng tương đối phức tạp. Và chúng đòi hỏi người thợ phải có kỹ thuật lành nghề cao.
Bước đầu, người ta sẽ thu hoạch và xử lý bột gỗ được lấy từ cây bạch đàn. Ở công đoạn này, bột gỗ cũng được kiểm tra và loại vải các tạp chất bụi bẩn dư thừa
Tiếp theo, bột gỗ đạt chuẩn sẽ được hòa tan trong dung môi nhằm tạo thành một hỗn hợp lỏng
Hỗn hợp này sau đó được đùn qua các lỗ nhỏ và tạo thành sợi. Sợi tơ đó sẽ tiếp tục được đưa qua khí khô nhằm làm ráo.
Bước tiếp theo, người ta sẽ mang những sợi này đến khu vực xử lý chuyên dụng. Chúng được ngâm trong một chất lỏng đặc biệt nhằm loại bỏ các axit amin ra ngoài.
Cuối cùng, Người ta sẽ tiến hành kiểm tra, làm sạch và sấy khô lần nữa. Sợi tencel thành phẩm cuối cùng sẽ được chuyển đến khâu dệt vải.
1.2 Vải tencel có tác động gì với môi trường?
Vì sao nói vải tencel rất thân thiện với môi trường? Những cây bạch đàn được dùng trong sản xuất tencel hầu như đều là tự trồng. Người ta thường không quá lạm dụng và phá hoại các cây trồng có sẵn trong tự nhiên. Ngoài ra, việc trồng cây bạch đàn còn tạo ra những tác động tích cực đến môi trường xung quanh. Quá trình chăm sóc cây cũng khá đơn giản. Không cần sử dụng quá nhiều nước cũng như thuốc trừ sâu, thuốc tăng trưởng
Quá trình sản xuất vải cũng vô cùng an toàn và diễn ra hoàn toàn khép kín. Các dung môi hoá học được sử dụng trong quy trình sản xuất cũng được thu hồi và tái chế trực tiếp. Các chất thải trong công đoạn xử lý vải đều phân huỷ tự nhiên hoặc được xử lý sinh học. Điều này góp phần giảm thiểu chất thải và khí thải ra môi trường.
Cuối cùng, vải tencel còn có khả năng tái sử dụng nhiều lần. Điều này tạo ra rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp và người dùng. Bên cạnh đó, chúng còn góp phần vào việc bảo vệ hành tinh xanh.
2. ƯU ĐIỂM NỔI BẬT CỦA VẢI TENCEL
Không phải tự nhiên mà người ta đánh giá cao chất liệu tencel này. Với những ưu điểm nổi bật về đặc tính lý hoá cũng như độ an toàn tuyệt đối. Đây là chất liệu tuyệt vời dành cho khách hàng, kể cả những khách hàng khó tính.
2.1 Tính năng hút ẩm cao
Đây là đặc tính tự nhiên có ở các chất liệu vải có nguồn gốc tự nhiên, đặc biệt là thực vật. Chất liệu tencel khi sờ vào luôn cảm nhận được sự mát lạnh. Rất thích hợp sử dụng trong những ngày hè oi ả. Bên cạnh đó, bạn cũng không cần quá bận tâm về độ thoáng khí của chất liệu này. Chúng có được khả năng thấm hút mồ hôi cực kỳ xuất sắc. Luôn mang đến cho người dùng cảm nhận thoải mái khi sử dụng. Mà không gây ra cảm giác bí bách, khó chịu.
2.2 Thân thiện với người tiêu dùng
Là chất liệu được sản xuất từ sợi tơ tự nhiên, bên cạnh đó, quá trình sản xuất vải cũng không hề chứa các hoạt chất độc hại. Vậy nên, sản phẩm này hoàn toàn lành tính với lnf da của người dùng. Chúng không hề gây ra các kích ứng, kể cả với những làn da nhạy cảm. Ngoài ra, bề mặt vải cũng có khả năng kháng khuẩn khá tốt. Góp phần hạn chế sự phát triển của các nấm mốc, vi khuẩn gây hại trên bề mặt.
2.3 Khắc phục được hạn chế cotton
Khác với cotton, chất liệu tencel không hề bị co, nhăn hay nhàu nát sau khi giặt. Do vậy, người dùng có thể thoải mái chọn phương pháp giặt máy cho bất kỳ sản phẩm tencel nào. Bên cạnh đó, sợi vải tencel cũng tương đối mềm mịn và rất nhanh khô.
2.4 Đa dạng về màu sắc
Cấu trúc tencel có khả năng bắt màu cực kỳ tốt. Người ta có thể tự do sáng tạo và nhuộm màu vải tencel theo ý thích. Từ đó tạo ra những loại vải với màu sắc đa dạng. Mở ra nhiều sự lựa chọn hơn cho các thiết kế trang phục, phục kiện.
3. VẢI TENCEL ĐƯỢC ỨNG DỤNG NHƯ THẾ NÀO TRONG THỰC TẾ?
Với những ưu điểm nổi bật của mình, vải tencel nhanh chóng tạo được niềm tin từ người dùng. Do vậy, ngày nay chúng đã được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực. Trong đó phổ biến nhất chính là các mặt hàng may mặc và sản xuất chăn ga gối đệm.
3.1 Dùng vải tencel sản xuất trong ngành may mặc
Quần áo thể thao: Vải tencel đáp ứng được hầu hết các yêu cầu của trang phục này như độ bền, thoáng khí và tính thấm hút tốt. Do vậy, các nhà thiết kế luôn ưu tiên chọn chất liệu này cho các mẫu quần áo thể thao của mình.
Đồ lót: tencel không chỉ có tính hút ẩm tốt, mà còn rất thân thiện với làn da. Do vậy, đây là chất liệu tuyệt vời dành cho các mẫu thiết kế đồ lót
Quần áo mùa hè: những ngày hè nóng bức luôn là khắc tinh của chúng ta. Chính vì thế, một chất liệu quần áo thoải mái khắc phục được sự bí bách, và đổ mồ hôi nhiều vào những ngày này chính là tencel. Chúng không chỉ mang đến cho người dùng sự thoải mái, mà tạo được thiết kế với những mẫu mã, màu sắc đa dạng mang phong cách nổi bật.
3.2 Vải tencel được sử dụng may chăn ga gối đệm
Các bộ chăn ga gối đệm đóng vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ giấc ngủ và sức khỏe của người dùng. Do vậy, chất liệu sản xuất chúng phải là loại vải mang đến sự thoải mái cũng như có được độ an toàn tuyệt đối. Và đó chính là vải tencel.
4. PHÂN BIỆT TENCEL VÀ COTTON
Vải tencel và cotton đều có nguồn gốc từ tự nhiên và có những đặc tính ưu điểm tương tự nhau, do vậy người dùng thường khá băn khoăn khi đứng giữa sự lựa chọn của 2 chất liệu này. Dưới đây là một vài điểm khác biệt giữa 2 loại vải này mà bạn có thể tham khảo qua.
4.1 Dựa vào chất lượng sợi bông và số lượng sợi vải
Một trong những điểm trừ khá lớn mà người dùng không thích ở vải cotton đó chính là độ chênh lệch vải chất lượng vải. Những tấm vải được sản xuất từ sợi bông Ai Cập hay Pima thường có sợi khá dài và mỏng. Do vậy, số lượng bông trên vải cũng được sử dụng nhiều hơn. Từ đó giá thành trở nên khá cao và được gắn mác là loại vải cao cấp
4.2 Căn cứ mức độ thoải mái
Tencel được đánh giá là chất liệu vải có độ mềm mịn cao hơn cotton. Lớp vải tencel khi mặc vào thường có cảm giác khá thoải mái, và không gây kích ứng. Trái lại, đối với những loại cotton pha thường gây cảm giác khó chịu và hơi ngứa khi mặc. Do vậy mà tencel ngày nay đang dần được sử dụng phổ biến hơn.
4.3 Vệ sinh
Về cơ bản, cả 2 chất liệu tencel và cotton đều có khả năng thấm hút và độ thoáng khí khá cao. Do vậy, khi mặc sẽ không gây ra cảm giác bí bách khó chịu hoặc kích ứng trên da.
Tuy nhiên, vải tencel lại có được khả năng chống nhăn tốt hơn. Vì thế, người dùng có thể thoải mái sử dụng máy giặt khi vệ sinh vải mà không cần lo lắng về độ ổn định của cấu trúc sợi.
4.4 Độ thoáng mát
Cotton và tencel đều có khả năng thấm hút khá tốt. Tuy nhiên nếu xét về mức độ, thì chất liệu tencel sẽ nhỉnh hơn một chút. Loại vải này có khả năng hút ẩm khá cao. Hầu như thấm hút toàn bộ lượng mồ hôi tiết ra từ cơ thể và chuyển hoá chúng ra ngoài. Do vậy, khi sử dụng sản phẩm từ tencel, người dùng sẽ cảm nhận được sự mát lạnh, dễ chịu.
4.5 Dựa vào độ bền
Xét về độ bền, cả 2 chất liệu này đều sở hữu độ bền bỉ khá cao. Các chất liệu cotton cao cấp thậm chí còn có tuổi thọ lên đến 50 năm. Tuy nhiên, chất liệu này thường khá đắt và không được phổ biến.
Còn đối với tencel, loại vải này có được khả năng chống nhăn tốt hơn. Ngoài ra, khi được sử dụng trong thời gian dài, chúng cũng không bị mục nát, phai màu hoặc co rút lại.
4.6 Căn cứ vào giá thành
Tencel và cotton cao cấp đều là 2 chất liệu có giá thành khá đắt đỏ. Do chúng sở hữu những đặc tính vô cùng vượt trội, cùng với đó là các quy trình sản xuất đòi hỏi kỹ thuật cao.
5. HƯỚNG DẪN BẢO QUẢN VẢI TENCEL ĐÚNG CÁCH
Vải tencel là chất liệu cao cấp có giá thành tương đối cao. Do vậy, người dùng cần lưu ý bảo quản vải đúng cách nhằm giúp cấu trúc vải giữ được tính ổn định qua thời gian dài.
Khi mới mua vải về, bạn nên giặt sơ vải bằng nước lạnh và không ngâm vải quá 30 phút. Điều này nhằm loại bỏ hoàn toàn các tạp chất và nấm mốc trên bề mặt vải
Thông thường, bạn nên giặt vải trong nước dưới 30 độ C. Nhiệt độ cao sẽ gây ra những tác động không mong muốn lên câu trúc vải. Làm cho bề mặt vải bị co, nhăn nhúm khó coi
Nên chọn những chất tẩy rửa nhẹ có độ pH trung tính. Điều này sẽ giúp bề mặt vải giữ được độ bền màu cao hơn
Cần phân loại và giặt riêng các sản phẩm vải màu và vải trắng. Để tránh tình trạng lớp vải bị loang màu gây mất thẩm mỹ
Cần hạn chế sấy vải ở nhiệt độ cao. Thay vào đó, hãy để lớp vải được làm khô một cách tự nhiên
Chọn những nơi khô ráo, thoáng mát khi phơi vải. Tránh phơi vải trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời gay gắt
Qua bài viết này có thể thấy vải tencel là chất liệu vải tự nhiên có nguồn gốc từ rất lâu đời. Hy vọng rằng những thông tin về vải được cung cấp trong bài viết này sẽ phần nào giúp bạn hiểu rõ hơn về chất liệu này.