VẢI VISCOSE LÀ GÌ?
VẢI VISCOSE LÀ GÌ?
Trong đời sống hiện đại, chúng ta đã nhiều lần nghe đến các loại tơ nhân tạo và tự nhiên. Những đặc tính ưu điểm nổi bật của các chất liệu này phần nào cũng đã khá quen thuộc. Trong đó, phổ biến nhất phải kể đến polyester hay cotton. Vậy còn vải viscose thì sao? Bạn đã bao giờ nghe đến chất liệu vải này chưa? Nếu chưa thì hãy tham khảo bài viết dưới đây của xưởng may Nguyễn Lê để hiểu rõ hơn nhé!
1. VẢI VISCOSE LÀ GÌ?
Vải viscose còn có tên gọi khác là vải rayon. Đây là chất liệu vải có nguồn gốc từ thực vật tự nhiên. Được hình thành từ chất xơ của sợi cellulose trong các loại cây như: đậu nành, tre, mía… Về cấu trúc, chất liệu này thoạt nhìn trông khá giống cotton, nhưng không đàn hồi. Bên cạnh đó, đặc trưng của chất liệu này chính là độ mềm mịn và thoáng mát khá cao.
Vào những năm 1800 tại châu Âu, các nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu về chất liệu này. Và mãi đến năm 1905, vải viscose chính thức được ra mắt trên thị trường. Chất liệu này được tạo ra với kỳ vọng sẽ kế thừa và thay thế những đặc tính của lụa tơ tằm đắt đỏ.
Ngày nay, chất liệu này được ứng dụng vô cùng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực. Từ các mặt hàng thời trang như: đồ trượt tuyết, váy đầm, jacket… Cho đến sản xuất các sản phẩm trang trí nội thất, vỏ bọc…
2. QUY TRÌNH SẢN XUẤT RA VẢI VISCOSE
Vải viscose thường được sản xuất trong các nhà máy có quy mô lớn. Quy trình sản xuất được thực hiện vô cùng nghiêm ngặt với những phương pháp kỹ thuật phức tạp. Tuỳ vào mục đích sản xuất, người ta sẽ linh hoạt điều chế các thành phần khác nhau trong vải.
Về cơ bản, quy trình này sẽ diễn ra theo các bước dưới đây:
Bước 1: Người ta sẽ tiến hành xay nhỏ nguyên liệu xenlulozo. Sau đó, hoà tan chúng với các chất như natri hydroxit nhằm tạo thành dung dịch xenlulozơ kiềm có màu nâu gỗ. Cuối cùng, qua các bước xử lý khác nhằm loại bỏ tạp chất. Và đảm bảo độ tinh khiết để tỉ lệ chất xenlulozo đạt đến 90%
Bước 2: Chất xenlulozơ kiềm tiếp tục được ép qua con lăn nhằm loại bỏ tạp chất dư thừa. Sản phẩm ép sau đó được ép thành vụn nhỏ
Bước 3: Người ta sẽ xử lý chúng bằng carbon disulfide được hòa tan trong natrihidroxit. Quá trình này sẽ cho ra chất viscose. Hoạt chất này tiếp tục được được ngâm và hoà tan trong vài giờ
Bước 4: Tiếp đó, dung dịch này sẽ được mang đến một máy đùn sợi và tạo thành sợi viscose. Hay còn được gọi là sợi xenlulozo phái sinh. Những sợi này sẽ được ngâm trong dung dịch axit sunfuric và rửa sạch
Bước 5: Sợi viscose hoàn chỉnh được mang đi dệt thành vải. Thành phẩm vải viscose cuối cùng sẽ ngay lập tức được đóng gói mang đi tiêu thụ. Hoặc chuyển đến các khâu khác như nhuộm, thiết kế…
3. CÁC LOẠI VẢI RAYON THÔNG DỤNG
Tùy vào mục đích sử dụng, nhà sản xuất sẽ gia giảm phụ liệu và tạo ra các chất liệu vải viscose khác nhau. Dựa vào đặc tính này, người ta chia vải thành những phân loại sau:
Vải viscose thường:
Chất liệu này đang là chất liệu rayon được sử dụng phổ biến bật nhất hiện nay. Tuy nhiên, chúng lại có một điểm trừ là dễ bị co khi gặp nước. Do vậy, người dùng nên chọn phương pháp giặt khô. Hoặc may đến các cửa hàng giặt vải chuyên nghiệp khi tiến hành vệ sinh chất liệu này.
Loại vải này rất được ưa chuộng và ứng dụng nhiều trong sản xuất đồng phục. Bên cạnh đó, người ta còn sử dụng chúng trong các mặt hàng trang trí nội thất.
HWM Rayon:
Về đặc tính, chất liệu HWM Rayon sở hữu những đặc điểm tương tự như vải viscose thông thường. Tuy nhiên, chất liệu này đã khắc phục được các nhược điểm của viscose truyền thống. Chúng có được khả năng thấm hút cực kỳ tốt. Do vậy, người dùng có thể thoải mái lựa chọn các phương pháp vệ sinh vải.
Viscose có độ bền cao:
Khác với 2 chất liệu trên, loại vải này sở hữu độ bền khá cao và khả năng chịu lực tốt. Vậy nên chúng thường được tráng lên bề mặt cao su hoặc các chất hoá học. Điều này giúp các nguyên liệu nâng cao độ chống thấm và ổn định kết cấu
Do vậy, chất liệu này rất được ưa chuộng trong sản xuất lốp xe, đai ô tô, và các mặt hàng khác
4. VẢI VISCOSE CÓ ƯU NHƯỢC ĐIỂM GÌ?
Để hiểu rõ hơn về bản chất của chất liệu viscose, cùng điểm qua một vài ưu điểm và nhược điểm nổi bật của chất liệu này nhé.
Ưu điểm:
Độ thoáng khí và thấm hút cao: đây là một điểm cộng khá lớn cho chất chất này. Nhờ vào 2 đặc tính này, mà các nhà thiết kế luôn ưu tiên chọn chúng cho sản xuất đồ thể thao, đồng phục…
Bề mặt mềm mại, không tích điện: bề mặt chất liệu viscose khi sờ vào khá mềm mại. Vào những ngày trời trở lạnh, lớp vải cũng không bị bám dính và da
Kháng khuẩn, hạn chế nấm mốc, vi khuẩn: bề mặt vải khá thoáng khí góp phần hạn chế sự phát triển của nấm mốc và vi khuẩn gây hại
Đề kháng với axit: Một đặc tính hiếm gặp ở các loại vải khác. Chúng giúp bạn dễ dàng lựa chọn giặt khô. Hoặc tùy ý sử dụng chất tẩy rửa nhẹ
Dễ nhuộm màu và thiết kế: Cấu trúc vải khá dễ nhuộm màu và có độ bền màu cao. Bề mặt vải tuy mềm nhưng không quá trơn láng. Giúp người thợ dễ dàng cắt, tạo hình và thiết kế
Giá thành rẻ: Giá vải viscose thường khá rẻ khi so với các chất liệu khác như cotton
Thân thiện với môi trường: là loại vải có nguồn gốc tự nhiên cho nên chất liệu này có khả năng tự phân huỷ sinh học. Bên cạnh đó, khả năng thu hồi và tái chế của chúng cũng khá cao.
Nhược điểm:
Gây mất cân bằng hệ sinh thái: việc sản vải có thể dẫn đến nạn phá rừng. Gây ảnh hưởng xấu đến hệ sinh thái
Dễ cháy: vải khá dễ cháy khi gặp lửa
Vải bị co khi gặp nước: cấu trúc vải sẽ co lại, hoặc bị phá vỡ khi gặp nước.
5. NHỮNG ỨNG DỤNG CỦA CHẤT VẢI VISCOSE
Nhờ vào những ưu điểm nổi bật hiếm có mà vải viscose được tin dùng và ứng dụng trong nhiều lĩnh vực
5.1 Vải viscose được ứng dụng trong ngành may mặc như thế nào?
Vải viscose được tạo ra với những kỳ vọng là một chất liệu tương tự như lụa, nhưng có giá thành rẻ hơn. Do vậy, người ta rất ưa chuộng chọn dùng chất liệu liệu này.
Một số ứng dụng trong ngành thời trang của chất liệu này phải kể đến như: đồ trượt tuyết, quần áo, váy đầm, jacket…
5.2 Các ứng dụng khác
Ngoài thời trang, chất liệu viscose còn được sử dụng nhiều trong sản xuất đồ nội thất. Các sản phẩm chăn ga gối đệm, rèm cửa viscose luôn rất được yêu thích
Bên cạnh đó, nhờ vào sự linh động trong nguyên liệu sản xuất cũng như giá thành rẻ. Vải viscose còn được sử dụng trong sản xuất giấy bóng kính, lốp xe, giấy bọc…
6. NÊN VỆ SINH VÀ BẢO QUẢN VẢI VISCOSE SAO CHO ĐÚNG CÁCH?
Để cấu trúc vải giữ được độ ổn định và chất lượng tốt trong thời gian dài. Người dùng cần lưu ý bảo quản vải một cách hợp lý. Dưới đây là một vài gợi ý và cách vệ sinh vải.
Nên lựa chọn phương pháp giặt tay, và giặt vải trong nước lạnh
Khi giặt cần tránh vắt, vò, xoắn mạnh lớp vải
Nếu giặt máy, hãy chọn chế độ giặt nhẹ
Không nên sử dụng các chất tẩy rửa có đặc tính quá mạnh khi vệ sinh vải
Nên để vải được khô tự nhiên, tránh sử dụng máy sấy
Có thể dùng khăn bông thấm nước trên bề mặt vải
Treo vải trên móc và chọn những nơi khô thoáng khi phơi khô vải
7. MỘT VÀI CÂU HỎI VỀ VISCOSE THƯỜNG GẶP
Vải viscose là gì?
viscose hay còn gọi là vải rayon, được làm từ chất xơ của sợi cellulose có nguồn gốc từ cây tre, mía…
Nguồn gốc của chất liệu viscose?
Xuất hiện lần đầu tiên vào những năm 1800 tại châu Âu
Các loại vải Rayon?
Viscose thường, HWM Rayon, Viscose có độ bền cao
Ưu điểm của vải viscose?
Thoáng khí, mềm mịn, dễ nhuộm màu, dễ thiết kế, giá rẻ, thân thiện với môi trường
Nhược điểm của viscose?
Dễ cháy, kỵ nước
Qua bài viết này, có thể thấy vải viscose là chất liệu vải có nguồn gốc từ tự nhiên. Và sở hữu những ưu điểm đặc tính nổi bật mà hiếm loại vải nào có được. Hy vọng rằng những thông tin trên sẽ trở nên hữu ích với bạn trong quá trình chọn mua cho mình các chất liệu vải phù hợp.